Thủ tục thành lập doanh nghiệp chi tiết và rõ ràng
Thủ tục thành lập doanh nghiệp là bước quan trọng không thể thiếu cho việc kinh doanh hợp lệ. Đây cũng được xem là tiền đề cho sự phát triển, mở rộng hay thực hiện các thủ tục sáp nhập công ty về sau. Trong bài viết này, xin mời bạn tham khảo một số thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty giúp bạn thuận lợi khi thực hiện.
Khi nào cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp?
Thành lập doanh nghiệp, dưới quan điểm kinh tế, được xem là quá trình chuẩn bị và đáp ứng đầy đủ những điều kiện kinh doanh để thực hiện việc thành lập một tổ chức kinh tế. Về mặt pháp lý, thành lập công ty là quá trình chủ thể kinh doanh tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại những cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chủ thể kinh doanh nên tiến hành thủ tục thành lập công ty trong trường hợp:
- Quá trình thực hiện kinh doanh đòi hỏi cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
- Việc kinh doanh của tổ chức kinh tế cần được xác định tư cách pháp nhân, thông qua đó có thể tiến hành ký kết các hợp đồng kinh doanh, sản xuất, cung cấp dịch vụ,…
- Chủ thể kinh doanh có nhu cầu hợp pháp hóa thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của nhà nước.
Những điều kiện để thực hiện thủ tục thành lập công ty cần đáp ứng
Để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Chủ sở hữu và người đại diện pháp luật là những cá nhân có độ tuổi đủ 18 trở lên và có giấy chứng thực pháp lý hợp lệ còn thời hạn. Những cá nhân này không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập công ty.
- Địa chỉ công ty cần tuân theo những quy định của nhà nước, được xác định và không phải là chung cư hay khu nhà ở tập thể có chức năng để ở.
- Tên công ty đăng ký không bị trùng giống hoặc gây nhầm lẫn với những tên công ty đã đăng ký trước đó trên toàn quốc.
- Vốn điều lệ đăng ký thủ tục đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định liên quan đến ngành nghề.
- Xác định ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép và doanh nghiệp cũng cần đáp ứng đủ những điều kiện mà ngành nghề đó quy định.
- Xác định loại hình công ty theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của chủ thể kinh doanh.
Các bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thủ tục thành lập doanh nghiệp với hầu hết các loại hình công ty hiện nay bao gồm những bước như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị các thông tin và giấy tờ cần thiết trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty
Giai đoạn đầu tiên và quan trọng trước khi thành lập công ty là tiến hành việc chuẩn bị thông tin và soạn thảo hồ sơ để thành lập công ty. Bao gồm:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và hợp pháp được pháp luật thừa nhận. Trong đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu các đặc điểm ưu và nhược điểm của từng loại hình để lựa chọn loại hình phù hợp nhất với tình hình.
- Cân nhắc ngành nghề kinh doanh vì điều này liên quan đến các hoạt động mà công ty được phép tham gia, các sản phẩm mà công ty được thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng, cũng như các điều kiện mà công ty cần đáp ứng.
- Xác định tên công ty không để bị trùng hay dễ gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó.
- Lựa chọn địa điểm kinh doanh theo quy định là phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam và bao gồm các thông tin cụ thể. Ngoài ra, không đăng ký địa chỉ là căn hộ chung cư (chức năng để ở) làm địa chỉ trụ sở công ty.
- Xác định thành viên hay cổ đông tham gia góp vốn với tỷ lệ vốn góp rõ ràng
- Xác định rõ vốn điều lệ khi bắt đầu kinh doanh và cần đóng góp theo thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy phép kinh doanh.
- Xác định người đại diện pháp luật hợp pháp có thẩm quyền đại diện thực hiện các giao dịch pháp lý của công ty.
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ về thủ tục thành lập công ty
Với các thông tin cần thiết đã chuẩn bị, chúng ta thực hiện soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh. Sau đây là những thành phần chính yếu cần soạn thảo khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp mới:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp với nội dung đăng ký doanh nghiệp để gửi đến cơ quan thẩm quyền theo mẫu hướng dẫn số 01/2021/TT-BKHĐT.
- Văn bản trình bày điều lệ công ty theo mẫu được nhà nước quy định trong các thông tư hướng dẫn.
- Văn bản liệt kê danh sách thành viên hoặc cổ đông tuỳ vào loại hình doanh nghiệp. Trong đó, nêu rõ thông tin của từng thành viên, cổ đông và tỷ lệ vốn góp.
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực của mỗi thành viên hay cổ đông.
- Nếu thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức, hồ sơ thủ tục cần kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác. Đồng thời, quy định cần có văn bản ủy quyền của tổ chức cho người được ủy quyền, và bản sao hợp lệ giấy tờ cá nhân của người đại diện theo ủy quyền.
- Hồ sơ cần có các giấy tờ tương tự được hợp pháp hóa lãnh sự đối với thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hồ sơ cần kèm theo các văn bản liên quan chứng nhận đáp ứng các điều kiện quy định.
Giai đoạn 3: Thực hiện việc nộp hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố. Thời gian xử lý hồ sơ trong vòng từ 3 đến 5 ngày làm việc nếu hồ sơ của doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ.
Giai đoạn 4: Doanh nghiệp tiến hành thực hiện khắc con dấu pháp nhân
Doanh nghiệp cần tiến hành khắc con dấu, khi đi mang theo một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản thiết kế mẫu dấu để thực hiện khắc con dấu pháp nhân đến đơn vị khắc dấu.
Giai đoạn 5: Thực hiện các việc cần thiết sau khi đăng ký thành lập công ty mới
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu, doanh nghiệp vẫn cần hoàn thiện một số công việc sau đây:
- Tiến hành treo bảng hiệu tại trụ sở kinh doanh với các thông tin theo theo quy định.
- Đăng ký chữ ký điện tử là thủ tục mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi thành lập công ty.
- Công bố thông tin thành lập doanh nghiệp tại Cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định trong vòng 30 ngày.
- Đăng ký tài khoản ngân hàng đứng tên doanh nghiệp.
- Thực hiện đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử để tiến hành đăng ký các tờ khai theo yêu cầu.
- Thủ tục nộp tờ khai thuế môn bài và thực hiện nộp lệ phí theo mức đóng lệ phí được cơ quan nhà nước quy định.
- Đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
- …
Trên đây là các bước cần thực hiện trong thủ tục thành lập doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ mang đến cho bạn tham khảo khi bắt đầu tiến hành thủ tục.
Tư vấn Quang Minh với hơn 10 năm hỗ trợ tư vấn pháp lý hàng đầu cho doanh nghiệp. Công ty sẵn sàng hỗ trợ các thủ tục pháp lý hướng dẫn thành lập công ty, xin giấy phép kinh doanh, thủ tục sáp nhập công ty và các dịch vụ liên quan. Hãy liên hệ hotline của Quang Minh để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.
Công ty Dịch vụ Tư vấn Luật Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Khu phố 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM
Hotline: 0932 068 886
Website: https://tuvanquangminh.com/
Email: info.tuvanquangminh@gmail.com