Những nhân tố mới phát triển thị trường Giáo dục Kỹ năng
Suy cho cùng, giáo dục kỹ năng cần phải được áp dụng thực tế chứ không chỉ là lý thuyết, và một đơn vị giáo dục kỹ năng tiêu biểu phải là đơn vị giúp cho học viên dùng được gì sau khi quên hết kiến thức.
Giáo dục kỹ năng từ lâu luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, khác với tiếng anh, suốt hơn chục năm trời thị trường giáo dục kỹ năng vẫn luôn “lay lắt”, không có sự phát triển vượt bậc hay điểm nhấn cụ thể, cũng không có doanh nghiệp nào phát triển mạnh như các trung tâm tiếng Anh hiện tại.
Nguyên nhân chính chủ yếu là do những khái niệm chung chung, mơ hồ, không có chỉ dẫn hay lộ trình cụ thể, không có tiêu chuẩn đầu ra cho những kỹ năng rõ ràng hay được thống nhất. Các công ty giáo dục kỹ năng đa phần mạnh ai nấy làm, tự phát, cái tôi cao khiến cho việc phát triển giá trị kỹ năng ngày càng loạn nhịp.
Hiện tại, có 3 nhóm phân khúc chính của giáo dục kỹ năng đang phát triển mạnh tại Việt Nam bao gồm – tạm gọi là: nhóm Kỹ năng “lộn xộn”; Trại hè và nhóm Chuyên biệt hóa.
Kỹ năng lộn xộn
Điển hình và lâu đời nhất của nhiều công ty còn duy trì đến hiện tại là đa phần đều dạy rất nhiều kỹ năng khác nhau trong mỗi khóa, từ thuyết trình, quản lý tài chính, cứu hộ thoát nạn đến xác lập mục tiêu cuộc đời,… Tuy nhiên, các nhóm kỹ năng này được các trung tâm phối trộn trong mỗi khóa đa phần không liên quan đến nhau, cũng không có nghiên cứu hay bằng chứng nào cho thấy những kỹ năng đó đáp ứng cho sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi. Chủ yếu các công ty sẽ lựa chọn những nhóm kỹ năng đang được hậu thuẫn bởi truyền thông tại thời điểm đó, theo thị hiếu phụ huynh để đưa vào chương trình giảng dạy của mình, chứ không có bất kỳ sự thực nghiệm hay giáo trình bài bản.
Cách kinh doanh của những trung tâm này đa phần dựa theo 3 dạng. Thứ nhất, tự phát với giáo trình tự soạn, chắp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng, thậm chí chỉ có khung giáo trình hoặc tên bài, sau đó thuê giáo viên về tự dạy và tự soạn giáo án. Đây là cách làm của không ít trung tâm trước giờ. Nếu có đầu tư hơn, các trung tâm sẽ mua một giáo trình kỹ năng nào đó của nước ngoài về (nhưng khá hiếm thấy), rồi quảng cáo theo kiểu kỹ năng phản biện chuẩn Mỹ, kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ theo Singapore,… mà không quan tâm về ngữ cảnh, văn hóa và nhận thức theo độ tuổi của trẻ ở các quốc gia khác nhau như thế nào. Các kỹ năng lấy từ nước ngoài này đa phần không dùng được cho người Việt, vì vậy mà nhiều trường tư thục lớn dù có đủ khả năng mua giáo trình nước ngoài nhưng vẫn yêu cầu giáo viên tự soạn bộ giáo trình kỹ năng riêng cho mình. Nhóm trung tâm còn lại thì thường mua giáo trình của một Thạc sĩ, Tiến sĩ nào đó xuất thân từ các trường thuộc khối xã hội, nhân văn, rồi cho giáo viên của mình dạy theo mà không qua kiểm chứng giáo trình, cũng như không đánh giá kỹ các yếu tố trong giáo trình đó được nghiên cứu dựa theo chuẩn nào (vì thiếu khả năng đánh giá), có phù hợp không. Đa phần nhóm này cũng mong muốn mượn danh tiếng của các Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước nhiều hơn là quan tâm đến chất lượng.
Chính vì sự tự phát và lộn xộn đó, cũng như ma trận rối rắm các nhóm kỹ năng của quá nhiều trung tâm, sự kém chất lượng trong nghiên cứu và giảng dạy, không phù hợp độ tuổi, không mang tính thực tế áp dụng cuộc sống, không phục vụ cho các môn học chính khóa, nên dù được quan tâm và phát triển từ rất lâu, ngành giáo dục kỹ năng đến thời điểm hiện tại vẫn không tạo được thành tích nổi trội, không thật sự phục vụ được cho thanh thiếu niên Việt Nam.
Các mô hình trại hè ngày càng được phụ huynh quan tâm
Mô hình trại hè
Khác với các trung tâm kỹ năng trên, nổi lên từ khoảng năm 2013, các trại hè hiện tại đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của phụ huynh. Mặc dù chỉ hoạt động trong thời gian ngắn 2-3 tháng, song, các công ty kinh doanh dịch vụ này đang ngày càng phát triển vượt bậc với những con số rất ấn tượng.
Có 3 loại hình trại hè phổ biến chính là trại hè quốc tế, trường thiếu sinh quân và các khóa tu hè. Mặc dù không nêu rõ được các nhóm kỹ năng cho trẻ đạt được qua trại hè, cũng như không có chuẩn đầu ra nhất định hay thống nhất, tuy nhiên, điểm chung của những loại hình này đa phần được ngầm hiểu nhằm giúp trẻ cách xa điện thoại và thế giới ảo. Vì vậy mà đến nay mô hình này vẫn đạt được những hiệu quả cũng như sự tin tưởng nhất định, dù những kỹ năng được dạy ở trại hè đa phần trẻ sẽ quên ngay sau đó vì không có môi trường rèn luyện.
Các mô hình giáo dục kỹ năng mang tính chuyên biệt hóa
Trong 2-3 năm trở lại đây, một nhóm doanh nhân trẻ năng động, sáng tạo đã gia nhập thị trường giáo dục kỹ năng và có những hướng đi khác rất tiềm năng. Thay vì “tham lam” vào nhiều nhóm kỹ năng không cần thiết, các công ty này chỉ tập trung vào từng kỹ năng riêng biệt thuộc thế mạnh của mình. Đặc biệt phải kể tới là Khóa đào tạo giọng nói và chỉnh âm Thalic Voice của các MC, Biên tập viên VTV tại Hà Nội và khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình của Học viện Kỹ năng VTALK tại TP. HCM.
Học viện kỹ năng VTALK (phải) và Học viện Giọng nói Thalic Voice (trái) đang dần định hình sân chơi mới cho ngành giáo dục kỹ năng
Điểm khác biệt của Thalic Voice là chuyên sâu vào sửa phát âm, chữa ngọng, luyện giọng nói chuẩn. “Người Việt đi học tiếng Việt” – đặc biệt là dành cho sinh viên và người đi làm, thoạt nghe thì có vẻ rất kém tiềm năng, nhưng Thalic Voice lại đang thu hút số lượng học viên rất đông, cũng như cực kỳ viral (nổi tiếng, lan truyền) trên các nền tảng mạng xã hội. Kênh Tik Tok của Thalic Voice đạt hơn 800K Follower và 8M lượt thích, Fanpage cũng có gần 200K người theo dõi.
Thực tế cho thấy, khác với các khóa học MC khác, kỹ năng về luyện giọng – giọng nói chuẩn của Thalic Voice mang tính ứng dụng rất cao, dùng trực tiếp được trong giao tiếp và công việc, học tập hàng ngày. Đây mới là tính ứng dụng mà các trung tâm kỹ năng khác nên hướng tới, thay vì những lý thuyết suông thiếu môi trường áp dụng.
Bên cạnh đó, tại TP. HCM, Học viện Kỹ năng VTALK được biết đến là học viện tập trung chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình dành cho học viên từ 12-23 tuổi. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình được đánh giá là một phần quan trọng và đóng vai trò rất lớn trong gần như 90% các kỹ năng còn lại. Minh chứng rõ nhất là các kỹ năng khác như làm việc nhóm, phản biện, MC, đàm phán… đều cần tới kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.
Giáo trình của VTALK cũng hướng tới việc các học viên của mình có khả năng ứng dụng kỹ năng giao tiếp, thuyết trình vào cuộc sống, giúp nâng cao kết quả học tập, tự tin làm chủ ngôn ngữ và thể hiện được bản thân mình mọi lúc, trong mọi công việc, chứ không đơn thuần là chỉ thuyết trình trên sân khấu. Vì vậy tính ứng dụng vào các môn học trên trường và khả năng rèn luyện liên tục cũng rất cao, nhất là khi các chương trình giáo dục chính khóa hiện nay ngày càng đổi mới, đưa thuyết trình, đóng kịch và nhiều hình thức tương tự làm phương thức chấm điểm thay vì kiểm tra trên giấy như truyền thống.
Ngoài ra, còn rất nhiều các nhóm kỹ năng cần thiết khác phù hợp với từng độ tuổi và đối tượng cụ thể. Trước khi có những bước phát triển tiếp theo, các công ty và trung tâm chuyên về kỹ năng nên lựa chọn cho mình phân khúc và nhóm kỹ năng chuyên sâu phù hợp để phát triển và quy hoạch lại.
Với những nhóm kỹ năng chuyên biệt đã có dư địa phát triển như MC, phản biện thì nên gắn với thực tế, gắn với học tập và sinh hoạt nhiều hơn, thay vì chỉ đào tạo cho người làm nghề (MC) hoặc thiếu môi trường để áp dụng. Các trung tâm dạy phản biện hiện nay đa phần chỉ đưa học viên đi thi các cuộc thi nước ngoài lấy thành tích chứ không liên kết được kỹ năng này với quá trình học tập, làm việc của học viên như cách mà VTALK hay Thalic Voice đang làm. Suy cho cùng, giáo dục kỹ năng cần phải được áp dụng thực tế chứ không chỉ là lý thuyết, và một đơn vị giáo dục kỹ năng tiêu biểu phải là đơn vị giúp cho học viên dùng được gì sau khi quên hết kiến thức.