Người làm du lịch nên đọc bài này: để lạc quan hơn về ngành du lịch Việt sau dịch Covid -19
Những ngày này, khi dịch Covid_19 lan rộng, ngành du lịch việt đang gặp rất nhiều khó khăn, khủng hoảng cùng với sự khó khăn chung của ngành du lịch toàn cầu. Làm cách nào để phục hồi lại doanh nghiệp kinh doanh du lịch của mình đang ngừng trệ; giải thể chăng hay cầm cự, sống qua ngày, chờ qua dịch…? Nhất là những bạn trẻ mới khởi nghiệp với mảng này. Những trăn trở này đã được Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro và chuyên gia truyền thông của RMIT Lê Mộng Thúy chia sẻ, thật đúng lúc phải không các bạn!
Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, hiện là giảng viên cấp cao Ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn; phụ trách mảng nghiên cứu về du lịch và khách sạn thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, là một học giả có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch.
“Các nước có ngành du lịch phục hồi nhanh chóng sau COVID-19 sẽ là những quốc gia có chính phủ đặt sức khỏe và phúc lợi của người dân lên hàng đầu, đồng thời ngăn chặn vi rút lây lan thành công.
Trong suốt thời gian dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam luôn đặt an toàn và sức khỏe người dân lên hàng đầu và đây là điều hết sức quan trọng với ngành du lịch lấy con người làm trọng tâm.
Chính quyền địa phương cũng đưa ra nhiều sáng kiến giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể nhanh chóng quay lại hoạt động ngay khi đại dịch qua đi. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn nhiều so với việc phải khôi phục lại toàn bộ nền kinh tế nếu không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào.
Việc chính phủ xử lý đại dịch COVID-19 nhanh chóng và hiệu quả có thể biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và Úc.
Với một số người, dịch chuyển và du lịch là nhu cầu chứ không phải là thú vui xa xỉ. Khách du lịch không chỉ đến những đất nước có phong cảnh đẹp và thú vị nhất trên thế giới, mà sẽ chủ yếu đến nơi an toàn nhất. Và Việt Nam hiện đang làm rất tốt và minh chứng rằng đây là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới.
Chỉ trong vài tháng qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã giảm từ hàng triệu người xuống con số không. Sự suy giảm nhanh chóng đã và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp du lịch, đồng thời ảnh hưởng đến sinh kế của hàng trăm, hàng ngàn người Việt Nam.
Tôi rất hoan nghênh sáng kiến mới đây nhất của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai gói hỗ trợ tín dụng 250 nghìn tỉ đồng (tương đương 10,5 tỉ đô la Mỹ) cho các doanh nghiệp, và Bộ Tài chính cũng hỗ trợ gói 30 nghìn tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ đô la Mỹ) với cùng mục đích.
Tôi nghĩ đây là một sáng kiến tuyệt vời, không chỉ tác động tích cực ngay lập tức vào thời điểm này, mà cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong tương lai, không chỉ với ngành du lịch, mà còn cả nền kinh tế nói chung.
Trong khi đây thật sự là một việc chưa từng có tiền lệ, tuy nhiên, lịch sử ngành du lịch từ năm 1945 đến nay cho thấy dù ngành du lịch dễ bị khủng hoảng theo chu kỳ, ngành cũng hồi phục nhanh hơn và mạnh mẽ hơn bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào khác.
Tôi tin tưởng rằng một số biện pháp dưới đây có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực của COVID-19 tại Việt Nam:
- Tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan chuẩn bị đưa các hoạt động du lịch quay lại từ từ và an toàn.
- Giảm thuế cho doanh nghiệp du lịch và khuyến khích lãnh đạo doanh nghiệp không sa thải nhân viên mà đào tạo lại để họ sẵn sàng quay lại làm việc một khi đại dịch qua đi.
- Đa dạng hóa thị trường du lịch chính trong nước. Vì đại dịch COVID-19 cho thấy rõ ràng rằng việc phụ thuộc vào hai thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ không bền vững về lâu dài.
- Học hỏi từ những nơi khác như Bali, Indonesia hay New Orleans (Mỹ), các nơi từng phải đối phó với những thảm họa nghiêm trọng.
- Bắt đầu dần các chiến dịch marketing nhẹ nhàng sử dụng truyền thông mạng xã hội và quảng cáo nhắm đến khách du lịch tiềm năng hay khách du lịch có khả năng quay trở lại Việt Nam nhưng không thể đến vào thời điểm này”.
A bright future for tourism in Vietnam after COVID-19
The rapid spread of COVID-19 around the globe has caused significant damage to several industries, including tourism, which has been one of the hardest hit.
RMIT University (Vietnam) Tourism and Hospitality Management Senior Lecturer Dr Nuno F. Ribeiro said countries that have a fast recovering tourism industry post COVID-19 will be those whose governments prioritised health and wellbeing, and successfully contained the spread of the virus.
“The Vietnamese government has prioritised health and wellbeing during this epidemic, which is the most important thing in a people-intensive tourism industry,” Dr Ribeiro said.
“The local government has also supported tourism businesses with several initiatives which will be critical to allow a quick return to operations once the pandemic is resolved. This will be much easier to do rather than rebuilding an entire economic sector if no help is provided.”
Dr Ribeiro, who leads the tourism and hospitality research cluster within RMIT’s School of Business & Management, said the government’s fast and effective handling of the COVID-19 pandemic may even make Vietnam the preferred travel destination in the Asia Pacific region, over countries such as Thailand, Singapore, Hong Kong and Australia.
“For some people, travel and tourism is seen as a necessity, not a luxury. And tourists will not only travel to the most beautiful and interesting countries in the world, but primarily to the safest,” he said. “And Vietnam is doing a fantastic job in proving that it is one of the safest destinations in the world.”
In the space of only a few months, Vietnam went from millions of tourists to zero. Dr Ribeiro highlighted that this rapid decline has, and will continue to have, an enormous impact on tourism businesses, and affect the livelihood of hundreds of thousands of Vietnamese people.
The latest initiative from Vietnam’s Prime Minister directed the State Bank of Vietnam to launch a credit support package worth 250 trillion VND (US$10.5 billion) for businesses, and the Ministry of Finance to offer 30 trillion VND (US$1.2 billion) for the same purpose, which Dr Ribeiro applauded.
“I think this is an excellent initiative, that will not only have immediate positive impacts right now, but also have positive effects in the future, not just for the tourism sector, but for the economy as a whole,” he said.
“While this truly is an unprecedented event, the history of tourism since 1945 shows us that, while tourism is vulnerable to cyclical crises, it also rebounds faster and stronger than any other economic sector.”
As an academic with more than 20 years’ experience in tourism, Dr Ribeiro believes there are some further measures available to help alleviate the negative impact of COVID-19 in Vietnam.
- Continue to coordinate a gradual and safe return to tourism operations with the relevant ministries
- Provide tax rebates for tourism businesses and encourage management not to dismiss employees, but to retrain them so they are ready to re-enter the workforce soon after the pandemic is over.
- Diversify Vietnam’s main inbound tourism markets. As this COVID-19 pandemic has clearly shown, the dependency on two markets (China and South Korea) is not sustainable in the long term
- Learn from other places that have dealt with major disasters like Bali in Indonesia, or New Orleans in the United States
- Begin soft marketing campaigns using social media and advertising campaigns, aimed at potential tourists, or returning tourists who cannot visit Vietnam right now.
Story: Dr Nuno F. Ribeiro and Thuy Le