Covid 19 và những rủi ro tín dụng
-Tình hình thế giới.
Dịch Covid 19 đã tác động đến các khía cạnh toàn cầu. Tại Liên minh châu Âu, cuộc khủng hoảng sức khỏe đã dẫn đến những căng thẳng hiện tại về việc liệu các quốc gia Bắc Âu có nên trả hết nợ của Nam Âu hay không. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng lên. Tác động của COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu đang thúc đẩy sự lên ngôi toàn cầu của châu Á.
Covid 19 đã ảnh hưởng rõ rệt và thúc đẩy nhanh quá trình công nghệ số. Satya Nadella, Giám đốc điều hành của công ty công nghệ lớn tuyên bố rằng COVID-19 đã dẫn đến việc những dự án có kế hoạch ban đầu là hai năm được thúc đẩy để hoàn thành trong hai tháng, khi các doanh nghiệp chuyển sang cho người lao động làm việc tại nhà.
Về rủi ro tín dụng.
Không có gì đảm bảo rằng một danh mục đầu tư sẽ đạt được mục tiêu đầu tư của nó. Danh mục đầu tư chịu rủi ro thị trường, đó là khả năng giá trị thị trường của chứng khoán thuộc sở hữu của danh mục đầu tư sẽ giảm. Giá trị thị trường có thể thay đổi hàng ngày do các sự kiện kinh tế và khác (ví dụ như thiên tai, khủng hoảng sức khỏe, khủng bố, xung đột và bất ổn xã hội…) ảnh hưởng đến thị trường, quốc gia, công ty hoặc chính phủ.
Tình hình tại Việt Nam.
Trong thông tin cập nhật trên báo chí mới đây về tình hình tín dụng ngân hàng quý 1/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, đến ngày 31/3/2020, tín dụng toàn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng tăng 1,3% so với đầu năm. Đây là tín hiệu tương đối khả quan vì tín dụng hầu như không tăng trong 2 tháng đầu năm, đến tháng 3 đã có bước tăng trưởng tích cực.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng
Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (dựa trên số liệu NHNN cung cấp), tính đến ngày 20/3/2020, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 0,68%, thấp kỷ lục 3 năm. Như vậy, chỉ trong nửa cuối tháng 3, tín dụng ngân hàng đã kịp tăng thêm 0,62%, để cả quý 1 đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 1,3%. Đây là quả thực là những con số đáng bàn để biết có thực sự các doanh nghiệp đang phục hồi trở lại?
TS Nguyễn Trí Hiếu
TS Nguyễn Trí Hiếu: Theo số liệu tôi cập nhật được, quý 1/2020 tăng trưởng tín dụng là 0,68%, mới bằng gần một nửa cùng kỳ năm 2019. Tháng 3 tín dụng tăng “đột biến”, số liệu NHNN cập nhật tính đến 31/3 là 1,3%. Điều này có thể lý giải là do doanh nghiệp đang phải sử dụng hạn mức tín dụng để trang trải những khoản chi phí bất thường phát sinh – kinh doanh đình trệ, doanh nghiệp rơi vào tình trạng giảm doanh thu, khó khăn về tài chính nên họ cần hỗ trợ từ tín dụng ngân hàng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về vấn đề tín dụng tiêu dùng.
Hiện nay chưa có con số cụ thể, song ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước – NHNN) cho biết, 4 tháng đầu năm, tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 1,2%. Tăng trưởng tín dụng hầu hết các lĩnh vực đều yếu, gồm cả tín dụng tiêu dùng.
Báo cáo tài chính của nhiều công ty tài chính tiêu dùng cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng quý I/2020 của nhiều công ty vẫn khá khả quan so với bức tranh chung của ngành ngân hàng, song tốc độ tăng trưởng không cao như trước.
Kết luận: Như vậy cũng có thể thấy, ngân hàng đang phải đứng giữa 2 lựa chọn, một là mở rộng cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhưng lại đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao, hoặc là thắt chặt tín dụng để không bùng phát nợ xấu?
Đúng là như vậy. Các ngân hàng đang rất thận trọng ở thời điểm hiện tại. Dù Chính phủ có liên tục yêu cầu các ngân hàng phải hỗ trợ doanh nghiệp với gói hỗ trợ lãi suất lên tới 300.000 tỷ, nhưng đó chỉ là lời hiệu triệu từ Chính phủ, ngân hàng có muốn cho doanh nghiệp, nhưng khi xảy ra nợ xấu, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Chúng ta cũng không thể trông chờ vào ngành ngân hàng và yêu cầu họ cứu vãn nền kinh tế. Đây là việc mà Chính phủ phải làm. Đây là lúc tiền ngân sách phải được đổ vào nền kinh tế, dù có phải đối diện với nguy cơ lạm phát hay ngân sách eo hẹp. Doanh nghiệp cần được Chính phủ cứu để vượt qua giai đoạn này.
Như vậy qua các thông tin phân tích ở trên cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về tình hình chung của thế giới, Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong và sau thời gian chịu sự tác động của Covid 19. Hiện tại ngành tín dụng nói chung đang đứng trước thách thức rất lớn. Qua đó đòi hỏi người chèo lái con thuyền tín dụng ngoài vấn đề về tổ chức quản trị còn cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề quản trị rủi ro tín dụng để sao cho ngành ngân hàng vừa phát triển vừa bền vững.
Tác giả: Tuấn Anh – Trần Thị Mai Hương
(Ảnh: St Internet)