3 bí kíp viết kỹ năng trong CV việc làm
CV việc làm chắc chắn là yếu tố đầu tiên có thể giúp bạn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng nói chung. Trong đó thì phần kỹ năng cũng được coi là quan trọng, nhất là đối với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc người chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Vậy nên biết phần kỹ năng trong CV thế nào để tạo ấn tượng tốt? Hãy tham khảo 3 bí kíp sau đây nhé.
Phân loại kỹ năng
Bạn cần biết phân loại kỹ năng trước khi nhắc đến chúng trong CV và đây cũng là bí kíp đầu tiên khi viết kỹ năng để khiến CV của bạn trông xịn sò hơn.
Tham khảo các mẫu CV đẹp miễn phí như trên VietCV.io thì có 2 dạng là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong đó, kỹ năng cứng chính là những vấn đề chuyên môn mà bạn biết được thông qua trường lớp hoặc các khóa học,… và chúng có tính định lượng. Chẳng hạn như một kế toán sẽ có kỹ năng tính xác suất thống kê, tính thuế doanh nghiệp, nợ công của công ty,…; còn đối với giáo viên mầm non thì sẽ có kỹ năng hát – múa, kỹ năng chăm sóc trẻ dưới 6 tuổi,…
Trong khi đó, kỹ năng mềm thường thiên về sự kết nối của bản thân bạn với các yếu tố bên ngoài, ví dụ như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý phân chia thời gian,… Chủ yếu thường là những kỹ năng mang tính tự luyện về mặt tính cách và chúng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của bạn. Việc đề cập kỹ năng hợp lý trong CV là điều cần thiết vì bạn cần phải thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy được là bạn hiểu về chúng và có thể phân loại những khả năng trong công việc lẫn đức tính công việc của bạn như thế nào.
Đề cập đến các kỹ năng phù hợp với mô tả công việc
Mục kỹ năng trong CV việc làm sẽ đặc biệt quan trọng đối với những người chưa có kinh nghiệm làm việc trong mảng ứng tuyển vì đây là phần có thể giúp nhà tuyển dụng hình dung sơ lược về những điều bạn có thể làm được. Chính vì thế, trình bày những kỹ năng hiện có của bạn phù hợp với các tiêu chí trong bản mô tả công việc sẽ giúp bạn có cơ hội được lựa chọn phỏng vấn cao hơn.
Chẳng hạn như, nếu bạn ứng tuyển về các công việc liên quan đến admin, quản lý hành chính nói chung thì có thể đề cập đến một số kỹ năng về sử dụng phần mềm Microsoft Office hoặc các phần mềm quản lý. Còn trong trường hợp bạn ứng tuyển vào vị trí lập trình thì có thể cân nhắc liệt kê một số khả năng sử dụng ngôn ngữ lập trình như C++, Java, HTML,… cũng như các chuyên môn có liên quan nhất. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn là những kỹ năng này chính bạn có thể thực hiện được, không nói quá về phần kỹ năng nếu thực sự bạn không thể.
Một số kỹ năng nên đề cập trong CV xin việc để ghi điểm với nhà tuyển dụng
Đây cũng là một bí kíp viết kỹ năng không nên bỏ qua vì bạn có thể tạo ấn tượng với chúng. Bên cạnh những kỹ năng thuộc phạm trù công việc, bạn nên lưu ý đề cập các kỹ năng mềm dưới đây:
Kỹ năng giao tiếp: chắc chắn không thể bỏ qua yếu tố này vì nó được coi là then chốt để một cá nhân có thể phát triển dù là trong môi trường nào. Nếu bạn sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt thì chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý hơn, đặc biệt là ở các ngành nghề chú trọng quá trình giao tiếp chẳng hạn như sales, nhân viên phục vụ, lễ tân,… Và bạn hoàn toàn có thể chứng minh kỹ năng giao tiếp của bạn thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm thời sinh viên hoặc ở công ty cũ.
Kỹ năng làm việc nhóm: kỹ năng này thể hiện được tinh thần trách nhiệm của bạn trong môi trường chung cũng như cách ứng xử của bạn với mọi người. Kỹ năng này có thể được chứng minh bởi khả năng phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm hoặc khả năng xử lý xung đột xảy ra giữa các thành viên.
Kỹ năng sắp xếp thời gian và lập kế hoạch: đối với những công việc đặc biệt liên quan đến thời gian, deadline và kế hoạch chặt chẽ thì đây là yếu tố quan trọng. Việc bạn sở hữu kỹ năng này trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được cách bạn sử dụng quỹ thời gian như thế nào, có khả năng mang lại hiệu quả công việc hay không. Chẳng hạn với một vị trí nhân viên phòng Marketing thì đòi hỏi kỹ năng lập kế hoạch khá tốt vì nó liên quan nhiều đến thời hạn dự án cũng như cách phân bổ thời gian – nhân sự – công việc sao cho thích hợp. Do đó, nếu bạn thể hiện được kỹ năng này trong CV việc làm thì sẽ là điểm cộng lớn, giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng tiềm năng của bạn trong công việc.