Người khuyết tật tại Việt Nam tìm hiểu thông tin vắc-xin COVID-19

Người khuyết tật tại Việt Nam tìm hiểu thông tin vắc-xin COVID-19

Hơn 130 người khuyết tật tại Việt Nam đã tham gia chuỗi các buổi thông tin trực tuyến chưa từng có để tìm hiểu thông tin về vắc-xin COVID-19 và an toàn tiêm chủng.

Đại học RMIT phối hợp với Trung tâm Sống độc lập Hà Nội và Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam tổ chức chuỗi các buổi thông tin liên tục với chủ đề “Tư vấn về tiếp cận thông tin tiêm chủng phòng COVID-19 cho người khuyết tật và trẻ em”.

Với nỗ lực đẩy nhanh công tác tiêm chủng hiện nay của chính phủ, tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin cho người khuyến tật (NKT) tương đối cao.

Tuy nhiên, những lo ngại và nghi ngờ về vắc-xin COVID-19 vẫn còn tồn tại trong tâm trí NKT. Nguyên nhân là do không đủ kiến ​​thức về COVID-19, thiếu các định dạng thông tin có thể truy cập được và các hỗ trợ cá nhân cho NKT mặc dù thông tin liên quan đến vắc-xin trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều.

Buổi thông tin trực tuyến cung cấp cho người khuyết tật tại Việt Nam thông tin về vắc-xin
COVID-19

Phát biểu tại buổi thông tin gần đây, ông Trần Quang Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam nhấn mạnh những rào cản ảnh hưởng đến việc NKT tiếp cận thông tin liên quan đến vắc-xin.

“Việc tiếp cận thông tin khá khó khăn đối với cộng đồng người khuyết tật do có nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Dự án này cho phép NKT có thể chia sẻ câu chuyện tiêm chủng của mình và các chuyên gia giúp giải đáp nhiều thắc mắc chưa được giải đáp từ NKT”, ông Dũng chia sẻ.

Bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm Sống độc lập Hà Nội (ILC) phản ánh việc thiếu hướng dẫn cụ thể về tiêm chủng vắc-xin cho NKT tại buổi thông tin.

“Bộ Y tế đã ban hành sổ tay phòng chống COVID-19 cho NKT. Tuy nhiên, các hướng dẫn cụ thể về tiêm chủng cho nhóm này vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đối với những người đang sống ở các vùng nông thôn, miền núi hoặc những nơi khó có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin”, bà Hà chia sẻ.

(Bên phải) Bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm Sống độc lập Hà Nội (ILC) phản ánh việc thiếu thông tin hướng dẫn cụ thể về tiêm chủng vắc-xin cho NKT.

Các buổi thông tin đã mở ra cơ hội cho cộng đồng NKT hiểu rõ về tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cũng như các thông tin và quy trình liên quan. Theo Tiến sĩ Abdul Rohman, giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT và trưởng nhóm dự án, “cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho NKT là điều cần thiết để vượt qua đại dịch”.

Người tham dự sự kiện đã chia sẻ những câu chuyện về việc chưa tiêm và đã tiêm vắc-xin, đồng thời đặt các câu hỏi xoay quanh hiệu quả của vắc-xin, việc tiêm trộn vắc-xin, các biến chứng sau khi tiêm, yêu cầu của mũi tiêm vắc-xin thứ 3, và nhiều nội dung khác.

Bên cạnh việc tham vấn với các bác sĩ, đại diện Hiệp hội Người khuyết tật cũng đưa ra các khuyến nghị rõ ràng và mạnh mẽ trên cơ sở thông tin dễ hiểu và dễ tiếp cận và các mạng lưới hỗ trợ, cũng như đảm bảo rằng chính phủ tuân thủ nghĩa vụ đối với NKT về quyền tiếp cận ưu tiên trong việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19.

Buổi thông tin tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 9/1/2022, tập trung cung cấp thông tin tiêm vắc-xin mũi 3 ngừa COVID-19 và các thông tin liên quan.

Các buổi thông tin trên thuộc dự án “Mô hình hóa thông tin liên quan đến vắc-xin để tạo ra các trung tâm thông tin đa dạng cho người khuyết tật ở Việt Nam và Indonesia,” do Đại học RMIT dẫn đầu dự án, hỗ trợ bởi Quỹ Niềm tin vắc xin và Tác động Toàn cầu.

Thông tin dự án:

Dự án nhằm mục đích phát triển các trung tâm thông tin kết hợp giữa các nền tảng truyền thông xã hội và truyền thông phi xã hội để tăng cường việc tiếp nhận vắc-xin ở NKT. Các trung tâm này sẽ kết nối NKT với các nguồn thông tin đáng tin cậy, các bác sĩ và cung cấp không gian để NKT có thể chia sẻ mối quan tâm và trải nghiệm của mình trước và sau khi tiêm chủng, đồng thời tìm hiểu lý do của những người từ chối tiêm chủng.

Theo Tiến sĩ Abdul Rohman, nói rộng ra, dự án nghiên cứu này sẽ góp phần khai thác tính hữu ích của truyền thông xã hội trong việc giảm thiểu tình trạng do dự tiêm vắc-xin vì thiếu thông tin hướng dẫn tiêm chủng. Từ đó, từng bước lồng ghép các quyền của người khuyết tật trong việc chuẩn bị, ứng phó và phục hồi dịch bệnh, và tăng cường các biện pháp bảo vệ NKT ở Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, dự án hoạt động ở cấp cộng đồng với sự hợp tác của Trung tâm Sống độc lập Hà Nội (ILC), Hiệp hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam và Thái Bình để thiết lập các trung tâm thông tin.

Le Thuy
Author: Le Thuy

CLB Phụ nữ hiện đại