Influencer ảo là gì? Vì sao các nhãn hàng bắt đầu sử dụng influencer ảo trong các chiến dịch marketing?
Nỗi sợ về việc robot xâm chiếm thế giới đã được bắt nguồn từ các phim khoa học viễn tưởng và gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới công nghệ. Hiện tại điều này đã trở thành tiềm năng vô cùng lớn nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật và trí tuệ nhân tạo.
Viễn cảnh các robot cùng đi dọc đường phố với con người có thể còn rất xa. Tuy nhiên, mạng xã hội hiện đang là nơi mà sự tương tác giữa con người và robot đang tăng lên chóng mặt.
Hàng triệu người trên thế giới hiện đang truy cập Instagram để có thể theo dõi và tương tác với một làn sóng hoàn toàn mới: Influencer ảo.
Imma: Một influencer ảo với gần 300.000 người theo dõi trên Instagram, đã hợp tác với tập đoàn LVMH trong một chiến dịch của họ cũng như xuất hiện trên nhiều tạp chí thười trang. Nguồn ảnh: AWW.
Influencer ảo là gì?
Influencer ảo là các “nhân vật” được triển khai bằng công nghệ CGI (Computer-generated Imagery) có ngoại hình, tính cách giống với người thật.
Các nhân vật này đang trở thành một lực lượng lớn trong ngành công nghiệp influencer marketing với số lượng ngày càng tăng và càng nhiều thương hiệu tiếp cận để làm việc với cách thức marketing đến từ tương lai này.
Influencer ảo hoạt động như thế nào?
Dĩ nhiên, influencer ảo không thật sự “tồn tại”, vậy chúng hoạt động như thế nào?
Đằng sau chúng là những nhà sáng tạo vô cùng thông minh – các công ty và những cá nhân ẩn danh làm việc liên quan đến công nghệ cao. Họ chịu trách nhiệm trong việc phát triển Instagam của các nhân vật ảo của mình và đưa chúng vào khuôn khổ với mục đích được nhận diện trên khắp thế giới.
Các nhà sáng tạo thiết kế ngoại hình của chúng, cách chúng ăn diện và cư xử. Họ cũng là người quyết định việc các nhân vật này hợp tác với ai. Hơn cả, họ là người nắm giữ doanh thu mà các infulencer này kiếm được trên mạng xã hội.
Các nhà sáng tạo này có thể chỉnh sửa cho các influencer này ở bất cứ vị trí nào họ muốn. Ví dụ, họ cần một influencer trong lĩnh vực du lịch, họ chỉ cần điều chỉnh nhân vật vào một khung cảnh của địa điểm cần thiết là có thể đạt được mục đích.
Điều này có lợi cho các nhãn hàng như thế nào?
Tương tự như “infucencer thật”, việc hợp tác với các influencer ảo sẽ khiến nhiều con mắt chú ý đến thương hiệu và các lợi ích kèm theo đó.
Một lợi ích lớn của influencer ảo chính là sự linh hoạt. Ví dụ, khi một influencer thật mắc một sai phạm thì sẽ rất khó để có thể giải quyết. Việc đó có thể dẫn đến phải tổ chức lại một buổi quay/chụp ảnh, khiến chiến dịch bị trì hoãn. Đối với influencer ảo, sai phạm có thể sửa một cách dễ dàng và nhanh chóng với phần mềm.
Vậy tương lai của ngành công nghiệp này sẽ như thế nào?
Như nhiều thức khác trong cuộc sống, phải có một người tiên phong thử nghiệm trước khi các nhãn hàng bắt đầu sử dụng influencer ảo trong các chiến dịch marketing của mình.
Dior, Coach, Balenciaga là một số thương hiệu đã hợp tác với các influencer ảo trong các chiến dịch marketing của họ.
(Tổng hợp từ influencermatchmaker.co.uk)