Bí quyết thành công của chàng bếp trưởng thương hiệu nổi tiếng Breadtalk Việt Nam Đàm Trí Thông

Bí quyết thành công của chàng bếp trưởng thương hiệu nổi tiếng Breadtalk Việt Nam Đàm Trí Thông

(Phụ Nữ Việt Khởi Nghiệp) – Ước mơ trở thành nhà quản lý chuỗi khách sạn nhà hàng từ nhỏ, sau lại theo đuổi ngành Quản trị Du lịch tại Đại học quốc tế Hồng Bàng rồi một lối rẽ ngang hoàn toàn khác hẳn với ngành học, chàng trai trẻ Đàm Trí Thông trở thành 1 đầu bếp của thương hiệu bánh khá nổi tiếng tại Việt Nam – Breadtalk.

Năm 2013 Thông bước chân vào nghề làm bánh. Công việc ban đầu chỉ là thợ phụ tại 1 tiệm bánh danh tiếng của Hàn Quốc. Lúc này Thông bắt đầu có sự yêu thích về nghề bánh và tiếp tục làm ở các cửa hàng bánh nhỏ tại Sài Gòn.

Có một thời điểm Thông bỏ nghề bánh, cùng 1 người chị về Kiên Giang mở quán café sân vườn. Nhưng việc làm ăn không suốn sẻ, thất bại. Sau sự cố vấp ngã đầu đời này Thông lại tiếp tục quay về với vị trí phụ bếp.

Ban đầu khi làm ra sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, Thông hay bị mắng nhưng anh luôn suy nghĩ “Người ta làm được mình phải làm được” nên cứ thế mà tiếp tục vừa làm vừa học hỏi. Lúc này cảm giác chinh phuc nghề làm bánh luôn thôi thúc anh.

Khi được vào làm tại cửa hàng bánh BreadTalk Việt Nam, Thông may mắn được các Thầy, anh chị em nhiều kinh nghiệm tận tình chỉ dạy. Và may mắn hơn nữa là được công ty tạo điều kiện cho được đi tu nghiệp nước ngoài để nâng cao kỹ thuật.

Nghề làm bánh, người ngoài nhìn thì cứ tưởng dễ, nhưng thật ra việc tạo nên chiếc bánh mì theo hình dáng và mùi vị mình mong muốn không hề đơn giản và chiếm khá nhiều thời gian trong quá trình làm. Chỉ cần sai 1 công đoạn sẽ cho ra 1 sản phẩm hư. Phải thật tỉ mỉ, kiên nhẫn nếu muốn nhìn thấy một sản phẩm hoàn hảo.  Điều này càng làm cho em muốn chinh phục hơn nữa, khiến Thông càng làm càng mê mẫn những chiếc bánh từ lúc chỉ là nguyên vật liệu rồi trở thành những chiếc bánh xinh xinh.

BreadTalk là 1 thương hiệu bánh của Singapore, khi công ty nhượng quyền thương hiệu, bánh làm ra tại Việt Nam phải tuân thủ và làm theo công thức của họ. Khi làm bánh tại Việt Nam, có khá nhiều câu hỏi của khách hàng, tín đồ bánh thì những chiếc bánh do Thông và ekip bếp làm ra tại Việt Nam có khác gì với bánh ở Singapore không? Thông cho biết, nhu cầu ẩm thực tại Việt Nam và Singapore có lẽ đều là người Châu Á nên việc sử dụng các nguồn nguyên liệu từ đơn giản quen thuộc để tạo ra những chiếc bánh gần gũi dễ tiếp cận với khẩu vị của khách hàng ở Việt Nam.

Về dự định sắp tới với nghề này, trong tương lai Thông mong muốn có thể truyền cảm hứng cho các đàn em để tiếp tục phát triển nghề bánh tại Việt Nam. Nếu các bạn trẻ cần có lời khuyên, kinh nghiệm sau 7 năm đến với nghề bánh và giữ vị trí bếp trưởng thì xin góp 1 chút chia sẻ: các bạn muốn đến với nghề làm bếp, làm bánh thì cần suy nghĩ rằng nghề nào cũng phải có đam mê và sự kiên trì, nếu không có 2 yếu tố này tất cả sản phẩm của chúng ta chỉ là cái xác không hồn, bánh có thể đẹp nhưng chưa chắc ngon!

Nghề này không phải là chỉ học 1 lần là làm được ngay mà cần thời gian rèn luyện kiểu như làm nhiều sẽ quen tay thì sản phẩm sẽ ngày càng đẹp, hoàn thiện…

Hiện nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tiện lợi, đặc biệt là bánh tại Việt Nam cũng đang tăng cao và trong tương lại không xa nó sẽ là phần thực phẩm chính nên nghề làm bánh cũng khá là có giá và thu nhập cũng vừa giúp ta sống được vừa thỏa mãn được đam mê!

Photo: Di Duơng

BreadTalk Việt Nam

Facebook: www.facebook.com/BreadTalkvn

Websie: www.breadtalkvietnam.com

Trần Minh
Author: Trần Minh

CLB Phụ nữ hiện đại