Sau COVID-19, cơ hội nào cho xuất khẩu thời trang và dệt may Việt Nam?

Sau COVID-19, cơ hội nào cho xuất khẩu thời trang và dệt may Việt Nam?

(Phụ Nữ Việt Khởi Nghiệp) – Theo chuyên gia từ Đại học RMIT, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thời trang và dệt may sau khi phục hồi từ COVID-19.

Chủ nhiệm ngành Quản trị Doanh nghiệp thời trang Đại học RMIT Tiến sĩ Nina Yiu cho biết việc hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán lẻ thời trang trên thế giới đóng cửa hàng ngàn cửa hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà máy sản xuất thời trang và may mặc tại Việt Nam.

Chủ nhiệm ngành Quản trị Doanh nghiệp thời trang Đại học RMIT Tiến sĩ Nina Yiu cho biết Việt Nam có thể có nhiều cơ hội để phát triển sau khi hồi phục từ COVID-19. 

“Hiện tại, các đơn hàng may mặc đã giảm đáng kể do COVID-19 và dự đoán sẽ giảm khoảng 70-80% tại thị trường Hoa Kỳ”.

Để vượt qua những thách thức này, Tiến sĩ Yiu đã đề xuất một số chiến lược ngắn và dài hạn giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu thiệt hại.

“Doanh nghiệp nên cẩn thận xem lại kế hoạch chiến lược, nhu cầu hoạt động và thị trường hiện tại. Điều quan trọng là xem xét mức độ ưu tiên của các đơn đặt hàng, thiết kế lại quy trình quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng mô hình vận hành linh hoạt và lên kế hoạch sản xuất số lượng lớn cho từng giai đoạn”, bà nói.

Nhiều nhà máy may mặc Việt Nam đã chuyển sang sản xuất khẩu trang từ khi đại dịch bắt đầu vì đây là giải pháp tạm thời để vượt qua khó khăn.

Mặc dù giá khẩu trang rất thấp và tỉ suất lợi nhuận không nhiều, nhưng các đơn hàng khẩu trang có thể bù đắp chi phí lao động.

Tiến sĩ Yiu đề xuất doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc vận hành các dòng sản phẩm khác nhau và đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh ngách sang những mặt hàng mới hoặc phát triển thị trường.

“Việt Nam nên phát triển các thương hiệu thời trang trong nước dựa trên nét văn hóa và nghề thủ công độc đáo của mình, để tạo ra cân bằng trong phát triển kinh tế. Khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã và đang duy trì nhu cầu cao trên thị trường”, bà chia sẻ.

Khi cạnh tranh trong ngành thời trang tăng lên, chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực thời trang sẽ là yếu tố quyết định.

“Chúng ta có cơ hội tận dụng công nghệ điện toán 3D để giảm chi phí trong việc lên mẫu”, Tiến sĩ Yiu cho hay. “Chúng ta còn có thể chọn những màu sắc và số lượng để nhuộm sao cho có thể sinh lời, bằng cách giữ lại vải chưa qua xử lý trong quy trình sản xuất sợi và vải có thể dùng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau.

Tiến sĩ Yiu tin rằng chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng lớn đến Việt Nam.

“Sau đại dịch, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ thấy nhu cầu đối với sản phẩm của họ, đặc biệt là hàng thời trang và dệt may, tăng lên”, bà nó. “Cơ hội lội ngược dòng sẽ ở việc phát triển thiết kế vải và sản xuất trong nước. Các nhà máy sản xuất nên cân nhắc kết hợp với các công ty thời trang liên doanh để tập trung đầu tư cho tương lai”.

Dù vẫn còn đại dịch, chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, giáo dục và các đơn vị kinh doanh vẫn còn nhiều cơ hội hợp tác kiến tạo “phát triển bền vững” trong lĩnh vực này.

Tiến sĩ Yiu chia sẻ rằng, “Đại học RMIT được tiếp cận với các dự án nghiên cứu khác nhau về phát triển bền vững trên toàn cầu. Nhờ đó, sinh viên chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về thời trang bền vững từ kinh nghiệm thực tế khi thực hiện các dự án học tập kết hợp thực tiễn như dự án tái chế của Woolmark, Inditex và H&M”.

Vietnam will have great opportunities to progress in worldwide textile and apparel exports after its recovery from COVID-19, according to an RMIT expert.

RMIT University Fashion Program Manager Dr Nina Yiu said that the closure of thousands of physical stores from big names in global fashion retail industry has directly affected textile and apparel factories in Vietnam.

“At present, the demand for garment orders has significantly slowed down due to COVID-19 and has been projected to drop approximately 70-80% in the United States market.” 

In order to overcome challenges, Dr Yiu proposed both short-term and long-term strategies to help businesses in Vietnam minimise losses.

“Enterprises should carefully review their strategic plan, operational needs and current market demand,” Dr Yiu said. “It is important to set the priority of orders, redesign supply chain management processes, adopt flexible operational models, and plan bulk production in phases.” 

Many Vietnamese garment factories switched to producing face masks when the pandemic hit, as a temporary solution to overcome difficulties. 

Although face mask prices are very low and profit margins slim, face mask orders have been able to cover labour costs. 

Dr Yiu suggested that Vietnamese enterprises consider operating different product lines, diversifying their niche business to new merchandise or market developments. 

“Vietnam should develop its domestic fashion brands considering its unique culture and craftsmanship, to make a balanced economic development,” Dr Yiu said. 

“Face masks and personal protective equipment (PPE) have maintained high demand in the market.” 

As competition in the fashion industry increases, much will depend on fashion’s digital transformation.

“There are opportunities to take advantage of 3D computing technology to reduce sampling costs,” Dr Yiu said. “We can also select profitable colour and quantities for dying including holding the “Grey Fabric” which can be used in the making of multi-products in yarn and fabric processing.” 

Dr Yiu believes the current trade dispute between the US and China has had a cascading effect on Vietnam.

“After the pandemic, Vietnam’s exporters will see an increasing demand for their products, especially garments and textiles,” Dr Yiu said.

The upstream opportunities are yarn and fabric design development and domestic production,” she added. “Manufacturing companies should consider working with joint venture fashion companies to focus on future investment.”

Despite the pandemic, there are still great opportunities for government, not-for-profit organisations, academic bodies and business industry to work together to create “sustainable development” in this area. 

“RMIT University has been approached by different global research projects on sustainability,” Dr Yiu said. 

“Our students have gained a deep understanding of fashion sustainability from their hands-on experiences in work integrated learning projects such as the upcycling projects of Woolmark, Inditex and H&M.” 

CLB Phụ nữ hiện đại